Phân biệt áp giải và dẫn giải
Tại Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về vấn đề này như sau:
- Áp giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử.
- Dẫn giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người làm chứng, người bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định.
=> Theo đó, điểm khác biệt cơ bản nhất giữa áp giải và dẫn giải là đối tượng áp dụng.
Cụ thể:
Biện pháp | Áp giải | Dẫn giải |
Đối tượng áp dụng |
Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội. Người bị buộc tội gồm: Người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
|
- Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan; - Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan; - Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
|
Trên đây là nội dung phân biệt về áp giải và dẫn giải.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy?
- Lịch thi HSA 2025 Hà Nội đợt thi 501, 502, 503, 504 chi tiết?
- Giá vàng ngày vía Thần Tài thế nào trong 10 năm qua? Muốn kinh doanh vàng miếng phải đáp ứng điều kiện gì?
- Năm 2025, che biển số xe tránh phạt nguội có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Tiêu chí xét tuyển lớp 6 năm 2025 TPHCM?