Tinh trùng của người chết có bị hủy hay không?
Theo quy định hiện hành thì việc gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Người chồng hoặc người vợ trong những cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh;
- Người có nguyện vọng muốn lưu giữ cá nhân;
- Người tình nguyện hiến tinh trùng, hiến noãn, hiến phôi;
- Cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân lưu giữ phôi còn dư sau khi thụ tinh trong ống nghiệm thành công.
Theo đó, tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định 10/2015/NĐ-CP Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định việc xử lý tinh trùng, phôi khi vợ chồng chẳng may qua đời như sau:
Trường hợp người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi bị chết mà cơ sở lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi nhận được thông báo kèm theo bản sao giấy khai tử hợp pháp từ phía gia đình người gửi, thì phải hủy số tinh trùng, noãn, phôi của người đó, trừ trường hợp vợ hoặc chồng của người đó có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản.
=> Như vậy, theo quy định này thì noãn/tinh trùng của vợ/chồng chẳng may qua đời sẽ không bị hủy nếu vợ/chồng còn sống của người đó có đơn đề nghị lữu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?