Quy trình thực hiện việc xét nghiệm HIV của nhân viên y tế như thế nào để đảm bảo an toàn?

Đang công tác tại một trung tâm khám sức khỏe. Bạn Thu Anh, có thắc mắc sau tôi mong sớm nhận phản hồi. Cụ thể: Quy trình thực hiện  việc xét nghiệm HIV của nhân viên y tế như thế nào để đảm bảo an toàn?

Quy trình thực hiện  việc xét nghiệm HIV của nhân viên y tế để đảm bảo an toàn được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Quyết định 2674/QĐ-BYT năm 2018 về hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, cụ thể như sau:

Việc tư vấn, lấy mẫu xét nghiệm phải thực hiện tại khu vực sạch sẽ, thoải mái, đủ ánh sáng và bảo đảm riêng tư cho khách hàng.

3.2.1. Thu thập mẫu bệnh phẩm

a. Việc lấy mẫu bệnh phẩm dịch miệng hoặc máu đầu ngón tay thực hiện theo quy định tại điểm 1.2.1 Khoản 1.2 Mục 1, Phần I của Chương này.

b. Lấy máu tĩnh mạch, bệnh phẩm cần được thu thập như sau:

- Chuẩn bị dụng cụ: bơm kim tiêm vô trùng hoặc bộ dụng cụ lấy máu bằng ống hút chân không (vacutainer, kim, giá đỡ), pipet nhựa dùng 1 lần (ống bóp), ống nghiệm nhựa có nắp đậy, ống nghiệm có chất chống đông (khi cần thu thập mẫu huyết tương), găng tay, khẩu trang, dây ga rô, bông thấm nước vô trùng, cồn 70 độ, bút dạ (loại mực chịu nước), giá để ống nghiệm, thùng đựng các vật sắc nhọn và rác thải y tế.

- Chuẩn bị lấy máu

+ Điền đầy đủ các thông tin về người được làm xét nghiệm (họ tên/mã số và năm sinh/tuổi) và ngày lấy mẫu trên phiếu xét nghiệm và ống đựng mẫu.

+ Rửa tay và đeo găng tay.

- Tiến hành lấy máu

+ Xác định vị trí lấy máu (tĩnh mạch) và sát khuẩn bằng cồn 70 độ và để khô trong vòng 30 giây.

+ Đưa kim vào tĩnh mạch lấy 3- 4 ml máu cho vào ống đựng máu. Có thể dùng bơm kim tiêm loại 5ml (đầu kim cỡ 21G - 23G) để lấy máu hoặc dùng bộ dụng cụ lấy máu với ống hút chân không (vacutainer). Nếu dùng bơm kim tiêm để lấy máu thì tháo đầu kim ra, để bơm tiêm chếch với thành ống nghiệm và bơm từ từ cho máu chảy theo thành ống nghiệm tránh làm vỡ hồng cầu.

+ Tháo bỏ đầu kim vào hộp đựng các vật sắc nhọn và bơm tiêm hoặc giá đỡ ống lấy máu bẩn vào hộp đựng rác thải y tế;

+ Sát trùng lại vị trí lấy máu bằng cồn 70 độ và băng lại.

- Tách huyết thanh/huyết tương:

+ Sau khi lấy máu phải để ổn định 30 phút và không quá 2 giờ ở nhiệt độ phòng, tiến hành tách huyết thanh/huyết tương. Trường hợp không tách được huyết thanh/huyết tương trong vòng 2 giờ, để mẫu ổn định ở nhiệt độ phòng 30 phút sau đó bảo quản ở nhiệt độ 4oC - 8oC và cần phải tách huyết thanh/huyết tương trong vòng 24 giờ.

+ Sử dụng máy ly tâm phải thăng bằng các ống nghiệm trước khi ly tâm. Tiến hành ly tâm tốc độ 2000 - 2500 vòng/phút trong vòng 10 phút. Sử dụng pi pét nhựa để tách phần huyết thanh/huyết tương vào một ống nghiệm nhựa rồi đóng chặt nắp.

+ Không có máy ly tâm: Để ống nghiệm trên giá trong vòng 30 phút sau đó để vào tủ lạnh ở nhiệt độ 4oC -8oC, tối thiểu 2 giờ nhưng không quá 24 giờ phải tách huyết thanh/huyết tương cho vào một ống nghiệm nhựa rồi đóng chặt nắp.

+ Thể tích huyết thanh/huyết tương tối thiểu thu thập được là 1,5ml

3.2.2. Thực hiện xét nghiệm, biện luận kết quả theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

3.2.3. Trả kết quả

- Nếu kết quả xét nghiệm âm tính: tư vấn và thông báo kết quả âm tính cho khách hàng.

- Nếu kết quả xét nghiệm có phản ứng: lấy máu hoặc giới thiệu khách hàng chuyển đến cơ sở y tế để xét nghiệm khẳng định theo quy định, tư vấn hẹn trả kết quả.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn. 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
827 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào