Cảnh sát cơ động đang tuần tra phát hiện đối tượng bị truy nã thì xử lý như thế nào?
Tại Điều 3 Pháp lệnh Cảnh sát cơ động 2013 do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành, có quy định: Cảnh sát cơ động thuộc Công an nhân dân, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tại Khoản 2 Điều 15 Thông tư 58/2015/TT-BCA quy định tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội của lực lượng Cảnh sát cơ động do Bộ Công An ban hành. có quy định khi phát hiện các trường hợp:
- Vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự;
- Người, phương tiện có cất giấu đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, nếu không khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện đó bị tẩu tán, tiêu hủy;
- Người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, bị truy tìm.
==> Thì cán bộ, chiến sĩ đang thi hành nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát tiến hành xử lý như sau:
- Xử lý vi phạm trong tuần tra, kiểm soát
+ Khi phát hiện vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cán bộ, chiến sĩ tuần tra, kiểm soát phải ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi vi phạm và nói rõ hành vi vi phạm cho người vi phạm biết.
+ Trường hợp hành vi vi phạm pháp luật là vi phạm hành chính thì cán bộ, chiến sĩ đang thi hành nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của mình; trường hợp không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì lập biên bản, áp dụng các biện pháp ngăn chặn khi cần thiết và chuyển ngay cho người có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
+ Trường hợp phát hiện người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, bị truy tìm thì cán bộ, chiến sĩ đang thi hành nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phải ngăn chặn, bắt giữ, vô hiệu hóa hành vi vi phạm và báo cáo ngay người có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự
+ Trường hợp cần ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc để bảo đảm cho việc xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cán bộ, chiến sĩ đang thi hành nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát có trách nhiệm áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn phải đảm bảo đúng thẩm quyền, đối tượng, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp người vi phạm có hành vi chống người thi hành công vụ thì áp dụng các biện pháp ngăn chặn quy định tại Điều 14 Nghị định số 208/2013/NĐ-CP ngày 17/12/2013 của Chính phủ quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ.
Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?