Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định cũ
Tại Khoản 2 Điều 20 Luật Tổ chức Toà án nhân dân 1992, có quy định Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao gồm có:
- Chánh án, các Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao;
- Các Chánh toà, Phó Chánh toà các Toà chuyên trách của Toà án nhân dân tối cao;
- Một số Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao được Chánh án Toà án nhân dân tối cao cử và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
Đồng thời, tại Điều 21 Luật Tổ chức Toà án nhân dân 1992 thì:
1- Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao bị kháng nghị;
- Hướng dẫn các Toà án áp dụng thống nhất pháp luật;
- Tổng kết kinh nghiệm xét xử;
- Chuẩn bị dự án luật để trình Quốc hội, dự án pháp lệnh để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
2- Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán biểu quyết tán thành. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ tư pháp có trách nhiệm tham dự các phiên họp của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao khi thảo luận việc hướng dẫn áp dụng pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?