Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội năm 2019 có gì thay đổi?
Căn cứ pháp lý:
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
- Nghị định 157/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2019;
- Nghị định 153/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 24/12/2018;
- Nghị định 143/2018/NĐ-CP;
- Nghị quyết 70/2018/QH14 có hiệu lực từ 24/12/2018.
1. Thay đổi về tiền lương tối thiểu vùng và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1.1. Thay đổi về tiền lương:
Từ 01/01/2019 thì mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
- Mức 4.180.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I;
- Mức 3.710.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II;
- Mức 3.250.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III;
- Mức 2.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Do tiền lương tối thiểu vùng tăng nên mức tiền đóng bảo hiểm xã hội cũng sẽ tăng.
1.2. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. Theo đó, trường hợp tiền lương tháng ở một số trường hợp cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Mức lương cơ sở từ thời điểm 01/07/2019 sẽ được tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng, tương ứng với trường hợp trên mức tiền lương tối đa đóng BHXH bắt buộc của người lao động là 29.800.000 đồng/tháng, thay vì 27.800.000 đồng như trước đó.
2. Điều chỉnh lương hưu với lao động nữ nghỉ hưu từ 2018 - 2021:
Chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng.
Mức điều chỉnh được tính bằng mức lương hưu được tính tại thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu nhân với tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu.
Trường hợp nghỉ hưu vào năm 2019 thì tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 9,23%, thấp nhất là 0,81% tùy thuộc vào thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ nước ngoài
- Về đối tượng, công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam tham gia BHXH bắt buộc khi:
Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do Việt Nam cấp và có HĐLĐ không xác định thời hạn, có thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với NSDLĐ tại Việt Nam.
- Về các chế độ BHXH bắt buộc mà NLĐ phải tham gia gồm: chế độ ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN); hưu trí và tử tuất.
- Về mức đóng:
* Đối với NLĐ, từ ngày 01/01/2022, hàng tháng đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
* Đối với NSDLĐ, hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của NLĐ như sau:
+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
+ 0,5% vào quỹ bảo hiểm TNLĐ - BNN;
+ 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01/01/2022.
4. Hàng loạt các trợ cấp bảo hiểm xã hội tăng
Từ ngày 01/07/2019, mức lương cơ sở sẽ được điều chỉnh lên 1,49 triệu đồng/tháng, thay cho mức 1,39 triệu đồng/tháng trước đây. Do đó, mà hàng loạt các trợ cấp bảo hiểm xã hội tăng theo, cụ thể:
- Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Tương ứng tăng lên 447.000 đồng thay vì 417.000 đồng của trước đó.
- Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi: Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi. Như vậy, lao động nữ nhận được 2.980.000 đồng thay vì 2.780.000 đồng trước đó.
- Trợ cấp một lần khi bị tai nạn lao động: Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, tương ứng người lao động nhận được 7.490.000 đồng thay vì 6.950.000 đồng trước đó.
Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở, tương ứng 745.000 đồng thay vì 695.000 đồng.
- Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở. Tương ứng thân nhân được hưởng trợ cấp một lần là 53.640.000 đồng thay vì 50.040.000 đồng.
.....
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?