Tư vấn về trường hợp làm giả giấy tờ nhà chiếm đoạt tài sản

Bố mẹ tôi đã qua đời và có để lại cho 3 anh em tôi căn nhà phục vụ thờ cúng, lấy lý do xin thực hiện thủ tục sữa chữa nhà em trai tôi đã lừa mọi người ký tên vào một tờ giấy do nó soạn sẵn để xin cấp phép sửa chữa nhà cửa, còn về sau nó làm gì để qua mặt được mọi người thì mọi người cũng không hiểu luật nên nghe theo sự sắp đặt của nó và hiện nay đã làm được sổ đỏ đứng tên 1 mình. Cho hỏi trong trường hợp này làm gì để em tôi không bán căn nhà đó đi?

Theo Bộ luật Dân sự 2015 thì khi bố mẹ bạn mất đi và có để lại tài sản là căn nhà cho cả 3 anh em thì đó là tài sản chung của cả 3 người. Việc định đoạt phải có ý kiến của các đồng sở hữu.

Ở đây như bạn trình bày em bạn đã lừa các anh chị em còn lại ký vào giấy tờ xin sửa chữa xây dựng, nhưng lại qua mặt mọi người trong gia đình để đứng tên 1 mình trên giấy chứng nhận. Do đó, bạn cần đến Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất để tìm hiểu rõ lý do vì sao em bạn được cấp giấy chứng nhận. Nếu không đồng ý thì bạn có thể làm đơn khiếu nại với người ra quyết định cấp giấy chứng nhận.

Trường hợp bạn có đủ chứng cứ để chứng minh em bạn có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có thể trình báo với công an. Em bạn có thể bị khởi tố theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015:

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

Trên đây là nội dung tư vấn về trường hợp làm giả giấy tờ chiếm đoạt tài sản.

Trân trọng!

Tội xâm phạm sở hữu
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm sở hữu
Hỏi đáp Pháp luật
Tội bắt cóc trẻ em để tống tiền bị phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Vô ý làm cháy cây xăng có phạm tội không?
Hỏi đáp pháp luật
Sử dụng điện chống trộm gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đánh nhau vô tình gây chết người.
Hỏi đáp pháp luật
Bị chạn đánh, đánh lại gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đi hòa giải dẫn đến chết người
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi giăng bẫy điện chống trộm dẫn đến chết người thì bị xử tội gì?
Hỏi đáp pháp luật
Bật cầu dao điện gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đi cùng nhóm bạn đánh nhau gây chết người thì xử lý như thế nào
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm sở hữu
265 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm sở hữu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm sở hữu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào