Nội dung đào tạo đối với chức danh Kỹ sư phương thức hệ thống điện quốc gia
Tại Điều 7 Quy trình kiểm tra và cấp Chứng nhận vận hành cho các chức danh tham gia trực tiếp công tác tác điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 69/QĐ-ĐTĐL năm 2018, nội dung đào tạo đối với chức danh Kỹ sư phương thức hệ thống điện quốc gia như sau:
Cấp điều độ quốc gia có trách nhiệm tổ chức đào tạo cho chức danh Kỹ sư phương thức hệ thống điện quốc gia với các nội dung chính sau:
1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến công tác điều độ, vận hành hệ thống điện.
2. Cơ cấu, tổ chức vận hành của hệ thống điện quốc gia.
3. Đặc điểm và các thông số chính của phụ tải hệ thống điện quốc gia, vùng, miền.
4. Phân loại và nguyên lý làm việc của các loại nguồn điện trên hệ thống điện quốc gia; các thông số chính và đặc điểm vận hành của các nhà máy điện thuộc quyền điều khiển, quyền kiểm tra của Cấp điều độ quốc gia; các nguồn nhiên liệu sơ cấp, thủy văn phục vụ phát điện.
5. Hệ thống điện truyền tải, sơ đồ trạm điện, sơ đồ kết dây cơ bản hệ thống điện quốc gia, sơ đồ kết dây cơ bản hệ thống điện miền, những thông số chính và đặc điểm vận hành hệ thống điện.
6. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị chính trên hệ thống điện như tua bin, máy phát, máy biến áp, tụ, kháng, đường dây, máy cắt, dao cách ly, máy biến dòng điện, máy biến điện áp.
7. Nguyên lý tính toán, chỉnh định và làm việc của các thiết bị rơ le bảo vệ, tự động hóa, đo lường và điều khiển trên hệ thống điện; nguyên lý bảo vệ cho các phần tử chính trên hệ thống điện; sơ đồ nguyên lý rơ le và bảo vệ tự động của thiết bị thuộc quyền điều khiển của cấp Điều độ quốc gia.
8. Các kiến thức về chế độ vận hành hệ thống điện như các chế độ vận hành của hệ thống điện, điều chỉnh tần số, điều chỉnh điện áp, dự phòng công suất, dự phòng năng lượng, tổn thất điện năng, độ tin cậy trong vận hành hệ thống điện quốc gia, vận hành hệ thống điện vùng, miền và hệ thống điện phân phối.
9. Các kiến thức về vận hành kinh tế hệ thống điện như bài toán vận hành tối ưu nguồn điện; phương thức huy động nguồn điện; điều tiết thủy điện; dự báo nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời,..); lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa nguồn và lưới điện.
10. Các kiến thức về tính toán, phân tích chế độ hệ thống điện như tính toán chế độ xác lập, tính toán ngắn mạch, tính toán ổn định, tính toán quá độ điện từ, tính toán cân bằng năng lượng của hệ thống điện quốc gia.
11. Các phần mềm về lập kế hoạch, phương thức vận hành hệ thống điện; phần mềm tính toán, phân tích chế độ vận hành của hệ thống điện; phần mềm tính toán chỉnh định rơ le bảo vệ và phân tích sự cố.
12. Các kiến thức cơ bản về thị trường điện Việt Nam.
13. Các kiến thức cơ bản về Hệ thống SCADA/EMS của hệ thống điện quốc gia, sử dụng các ứng dụng của hệ thống SCADA/EMS để phục vụ tính toán, phân tích chế độ của hệ thống điện, lập kế hoạch và phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia.
14. Cơ cấu, tổ chức vận hành hệ thống viễn thông, thông tin của hệ thống điện quốc gia.
15. Các kế hoạch phát triển nguồn điện, lưới điện của hệ thống điện quốc gia.
Trên đây là quy định về nội dung đào tạo đối với chức danh Kỹ sư phương thức hệ thống điện quốc gia.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?