Các xét nghiệm cho người bệnh có dự kiến cần truyền máu

Vì là lĩnh vực liên quan đến sức khỏe nên tôi luôn muốn tìm hiểu những kiến thức cần thiết. Tìm hiểu quy định của pháp luật về việc truyền máu cho người bệnh. Có thắc mắc sau tôi mong muốn nhận được phản hồi. Cụ thể: Bác sỹ điều trị phải thực hiện các xét nghiệm nào cho người bệnh có dự kiến cần truyền máu?

Các xét nghiệm cho người bệnh có dự kiến cần truyền máu quy định tại Khoản 2 Điều 42 Thông tư 26/2013/TT- BYT, cụ thể như sau:

- Định nhóm máu ABO, Rh(D);

- Sàng lọc kháng thể bất thường cho những người bệnh:

+ Có tiền sử truyền máu;

+ Phụ nữ có tiền sử chửa, đẻ, xảy thai nhiều lần;

+ Nếu trong quá trình điều trị, người bệnh cần truyền máu nhiều lần, nhiều ngày phải làm lại xét nghiệm này định kỳ không quá 7 ngày một lần.

- Trường hợp xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường cho kết quả dương tính, cần chỉ định làm xét nghiệm định danh kháng thể bất thường;

- Trường hợp người bệnh có kháng thể bất thường đã được định danh, cần chỉ định lựa chọn đơn vị máu phù hợp, không có các kháng nguyên tương ứng với các kháng thể đã có trong huyết thanh của người bệnh;

- Trường hợp không thể định danh kháng thể bất thường hoặc không tìm được đơn vị máu phù hợp, bác sỹ điều trị phải phối hợp với đơn vị cấp phát máu để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp điều trị thích hợp.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
306 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào