Hồ sơ đề nghị công bố lại thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung
Ngày 19/11/2018 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, tại kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 (gọi tắt là Luật Chăn nuôi 2018).
Luật Chăn nuôi 2018 quy định về hoạt động chăn nuôi; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi; quản lý nhà nước về chăn nuôi.
Theo quy định tại Khoản 28 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2020) thì thức ăn bổ sung là nguyên liệu đơn hoặc hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi; duy trì hoặc cải thiện đặc tính của thức ăn chăn nuôi; cải thiện sức khỏe vật nuôi, đặc tính của sản phẩm chăn nuôi.
Theo quy định tại Điều 34 Luật Chăn nuôi 2018 thì sản phẩm thức ăn bổ sung phải được thẩm định để công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quy định này không áp dụng đối với nguyên liệu đơn.
Các trường hợp đã công bố thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung sản xuất trong nước, nhập khẩu rồi mà có nhu cầu công bố lại thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung thì phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị công bố lại theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 34 Luật Chăn nuôi 2018 thì Hồ sơ đề nghị công bố lại thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung được quy định như sau:
- Đối với thức ăn bổ sung sản xuất trong nước thì theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 34 Luật Chăn nuôi 2018;
- Đối với thức ăn bổ sung nhập khẩu thì theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 34 Luật Chăn nuôi 2018.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?