Có thể kiện đòi tiền hạch toán sai?
- Điều 599 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005 quy định như sau:
1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của bộ luật này.
2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của BLDS.
(Điều 247 BLDS: 1. Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 247 BLDS. 2. Người chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật thì dù ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó)
Khoản 1 và khoản 4 Điều 600 BLDS quy định như sau:
1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã thu được.
4. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả cho người bị thiệt khoản lợi về tài sản đó bằng hiện vật hoặc bằng tiền.
Theo khoản 2 Điều 601 BLDS, người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật dân sự.
Theo như bạn trình bày, trường hợp khách hàng nêu trên được lợi về tài sản 3 triệu đồng là thuộc trường hợp được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. Vậy chiếu theo các quy định trên, khách hàng nêu trên phải hoàn trả cho bạn số tiền 3 triệu đồng. Ngoài ra khách hàng này còn phải hoàn trả cho bạn khoản lợi tức thu được từ thời điểm anh ta biết hoặc phải biết việc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
Trường hợp khách hàng nêu trên cố tình không hoàn trả cho bạn, bạn có quyền làm đơn khởi kiện anh ta, yêu cầu tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú hoặc nơi bạn làm việc (theo quy định tại Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự) buộc anh ta phải trả lại cho bạn số tiền 3 triệu đồng, và hoàn trả cho bạn khoản lợi tức mà anh ta thu được từ thời điểm biết hoặc phải biết việc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
Để được tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bạn, bạn phải có nghĩa vụ cung cấp cho tòa án các chứng cứ, cụ thể: hồ sơ khách hàng trên nộp tiền vào tài khoản ngày 16-3-2012, văn bản in lại tin nhắn từ số điện thoại của khách hàng trên với nội dung "phai cho trung so thi moi co tien tra cho co dc".
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?