Cách tính số ngày điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh?

Cho tôi hỏi cách tính số ngày điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh được quy định như thế nào? -Thắc mắc của bạn Hùng (Bình Định)

Cách tính số ngày điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh?

Từ ngày 15/01/2019, việc xác định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế sẽ được thực hiện theo quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BYT.

Theo đó, cách xác định ngày điều trị nội trú để tính tiền giường bệnh được hướng dẫn như sau:

a) Số ngày điều trị nội trú = Ngày ra viện - ngày vào viện + 1

Cách tính này áp dụng đối với các trường hợp sau:

- Người bệnh nặng đang điều trị nội trú mà tình trạng bệnh chưa thuyên giảm, tử vong hoặc diễn biến nặng lên nhưng gia đình xin về hoặc chuyển viện lên tuyến trên;

- Người bệnh đã được điều trị tại tuyến trên qua giai đoạn cấp cứu nhưng vẫn cần tiếp tục điều trị nội trú được chuyển về tuyến dưới hoặc sang cơ sở y tế khác.

b) Số ngày điều trị nội trú = Ngày ra viện - ngày vào viện (cách tính này áp dụng đối với các trường hợp còn lại)

Lưu ý:

- Riêng trường hợp người bệnh vào viện và ra viện trong cùng 01 ngày (hoặc vào viện ngày hôm trước, ra ngày hôm sau) có thời gian điều trị trên 04 giờ đến dưới 24 giờ thì được tính là 01 ngày điều trị.

Trường hợp người bệnh vào khoa cấp cứu, không qua khoa khám bệnh, có thời gian cấp cứu, điều trị từ 04 giờ trở xuống (kể cả trường hợp ra viện, vào viện hoặc chuyển viện, tử vong) được thanh toán tiền khám bệnh, tiền thuốc, vật tư y tế và các dịch vụ kỹ thuật, không thanh toán tiền ngày giường bệnh hồi sức cấp cứu.

- Trường hợp người bệnh vào viện và ra viện có thời gian điều trị từ 04 giờ trở xuống thì được thanh toán tiền khám bệnh, tiền thuốc, vật tư y tế và các dịch vụ kỹ thuật mà người bệnh đã sử dụng, không được tính tiền giường điều trị nội trú.

- Trường hợp trong cùng một ngày người bệnh chuyển 02 khoa thì mỗi khoa chỉ được tính 1/2 ngày.

Trường hợp trong cùng một ngày người bệnh chuyển từ 3 khoa trở lên thì giá ngày giường bệnh hôm đó được tính bằng trung bình cộng tiền ngày giường tại khoa có thời gian nằm điều trị trên 04 giờ có mức giá tiền giường cao nhất và tại khoa có thời gian nằm điều trị trên 04 giờ có mức giá tiền giường thấp nhất.

- Giá ngày giường bệnh ngoại khoa, bỏng: áp dụng tối đa không quá 10 ngày sau một lần phẫu thuật. Từ ngày thứ 11 sau phẫu thuật trở đi thì áp dụng mức giá ngày giường nội khoa theo các khoa tương ứng.

- Giá ngày giường bệnh được tính cho 01 người/01 giường. Trường hợp ở cùng một thời điểm phải nằm ghép 02 người/01 giường thì chỉ được thanh toán 1/2 mức giá, trường hợp nằm ghép từ 03 người trở lên thì chỉ được thanh toán 1/3 mức giá ngày giường điều trị tương ứng.

Cách tính số ngày điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh?

Cách tính số ngày điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh? (Hình từ Internet)

Ngoài ra, giá dịch vụ ngày giường bệnh được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BYT được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BYT.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám chữa bệnh
Thư Viện Pháp Luật
28,619 lượt xem
Khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám chữa bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Đã hoàn thành đào tạo chuyên khoa thì có cần phải thực hành khám bệnh chữa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề không?
Hỏi đáp Pháp luật
Kỹ thuật y làm việc tại các bệnh viện công lập thì có phải thực hành khám chữa bệnh hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục phẫu thuật, thủ thuật theo Thông tư 50 của Bộ Y tế hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu của Quý 1 năm 2025 tại TP Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Bác sĩ được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh liên cầu lợn là bệnh gì? Triệu chứng nhiễm liên cầu lợn ở người là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh viện mắt trung ương bảng giá cập nhật mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh X là bệnh gì? Bệnh COVID 19 có thuộc bệnh được khám chữa bệnh từ xa hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
18 dữ liệu cung cấp cho Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám chữa bệnh từ 01/01/2027?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc khám chữa bệnh nhân đạo theo đợt chỉ được thực hiện bởi những người hành nghề là Công dân Việt Nam đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khám chữa bệnh có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào