Nội dung phương án tài chính của dự án PPP

Theo tôi được biết đầu tư theo hình thức đối tác công tư là hình thức thực hiện dự án trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước với nhà đầu tư, doanh nghiệp. Anh chị cho tôi hỏi nội dung phương án tài chính của dự án PPP được quy định như thế nào? Mong anh chị giải đáp giúp tôi.

Tại Điều 11 Thông tư 88/2018/TT-BTC quy định nội dung phương án tài chính của dự án PPP như sau:

1. Tổng vốn đầu tư;

2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư:

a) Nguồn vốn góp của Nhà nước (bao gồm vốn đầu tư công hoặc tài sản công của nhà nước theo quy định của pháp luật về đầu tư công) để hỗ trợ xây dựng công trình nhằm đảm bảo tính khả thi cho dự án; hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP;

b) Nguồn vốn chủ sở hữu;

c) Nguồn vốn do nhà đầu tư huy động.

3. Phương án huy động vốn:

a) Nguồn vốn góp của Nhà nước hỗ trợ (nếu có) và vốn hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư (nếu có) theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP:

- Tổng số vốn;

- Nguồn vốn đầu tư công, nguồn vốn từ tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công (nếu có);

- Nội dung hỗ trợ;

- Tiến độ giải ngân của nguồn vốn đầu tư công, thời điểm góp vốn bằng tài sản công.

b) Nguồn vốn chủ sở hữu:

- Tổng số vốn;

- Tiến độ giải ngân.

c) Nguồn vốn huy động (vốn vay thương mại, vốn tín dụng ưu đãi, vốn vay ngoài nước, các nguồn vốn khác):

- Tổng mức vốn huy động (theo từng loại vốn);

- Thời gian vay, trả, thời gian ân hạn (theo từng loại vốn);

- Chi phí huy động vốn bao gồm: lãi suất vốn vay của từng nguồn vốn, mức lãi vay bình quân và chi phí cần thiết liên quan đến huy động nguồn vốn được pháp luật cho phép (chi phí bảo lãnh, phí cam kết, bảo hiểm tín dụng, môi giới);

- Đồng tiền vay và tỷ giá thanh toán;

- Điều kiện đảm bảo nguồn vốn huy động;

- Tiến độ giải ngân (theo từng loại vốn);

- Phương án trả nợ vốn huy động (theo từng loại vốn).

4. Các đề xuất ưu đãi đảm bảo phương án tài chính của dự án (nếu có).

5. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư.

6. Dự kiến các khoản chi phí của dự án trong thời gian vận hành.

7. Phương án thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận của nhà đầu tư:

a) Dự kiến các nguồn thu hợp pháp;

b) Dự kiến các mức giá, phí dịch vụ;

c) Doanh thu dự kiến của từng nguồn thu hợp pháp;

d) Thời gian thực hiện, vận hành, thu hồi vốn và lợi nhuận của dự án PPP;

đ) Đối với dự án PPP thực hiện theo hình thức hợp đồng BTL, hợp đồng BLT phải dự kiến phương án Nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư theo từng năm và chi tiết theo từng nguồn vốn:

- Nguồn vốn đầu tư công;

- Nguồn chi thường xuyên nhằm duy trì hoạt động cung cấp dịch vụ công;

- Nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ công (bao gồm đánh giá tình hình thực hiện hai năm trước liền kề tại thời điểm lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi).

e) Đối với dự án PPP thực hiện theo hình thức hợp đồng BT phải dự kiến quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng thanh toán cho nhà đầu tư hoặc quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ được nhượng quyền cho nhà đầu tư BT theo quy định của Chính phủ về sử dụng tài sản công thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT.

8. Chỉ tiêu đánh giá tính khả thi của phương án tài chính:

a) Cấp có thẩm quyền quyết định lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở các chỉ tiêu sau:

- Giá trị hiện tại ròng (NPV);

- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR);

- Tỷ suất lợi ích - chi phí (B/C);

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE);

- Thời gian hợp đồng dự án;

- Độ nhạy của các chỉ tiêu tài chính (nêu trên) do thay đổi tổng vốn đầu tư, chi phí vận hành, doanh thu, thời gian hợp đồng dự án.

b) Căn cứ vào tính chất đặc thù, cơ quan quản lý Nhà nước được quy định thêm các chỉ tiêu tài chính khác như: tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, tỷ số khả năng trả nợ, tỷ suất chuyển đổi nhanh tài sản, tỷ lệ khả năng thanh toán, các biện pháp bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật hiện hành để lựa chọn dự án đầu tư có hiệu quả.

Trên đây là nội dung phương án tài chính của dự án PPP.

Trân trọng!

Dự án PPP
Hỏi đáp mới nhất về Dự án PPP
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Hồ sơ mời đàm phán đối với dự án PPP theo Thông tư 15?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự án PPP được lựa chọn hình thức quản lý dự án nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được điều chỉnh Đề án khung chương trình PPP trong quá trình thực hiện hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự án PPP có nhất thiết phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vốn nhà nước trong dự án PPP được sử dụng cho các mục đích gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Không thực hiện báo cáo đánh giá đầu tư dự án PPP định kỳ theo quy định bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Ban chỉ đạo và đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Lợi thế của việc đầu tư dự án theo hình thức PPP
Hỏi đáp pháp luật
Cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn chương trình PPP là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Đối tác công chương trình PPP là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Dự án PPP
Hồ Văn Ngọc
842 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Dự án PPP

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dự án PPP

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào