Rải đinh trên đường cao tốc có bị khởi tố hình sự không?
Tùy vào mức độ nguy hiểm, cũng như tính chất của hành vi rải đinh mà người thực hiện hành vi rải đinh trên đường bộ có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
1. Trường hợp xử phạt hành chính
Tại Điểm a Khoản 6 Điều 11 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định:
"Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây trơn khác trên đường bộ; chăng dây hoặc các vật cản khác qua đường gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông;"
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì người nào có hành rải đinh trên đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Ngoài ra, còn buộc phải thu dọn đinh và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi rải đinh gây ra (Khoản 8 Điều 11 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
2. Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Tại Điều 261 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 73 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định:
a. Người nào đặt, để, đổ trái phép vật sắc nhọn gây cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
b. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Tại đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm;
- Làm chết 02 người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
c. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- Làm chết 03 người trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Cản trở giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả làm chết 03 người trở lên, hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên, hoặc gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.
Trong khi đó, đinh là một vật sắc nhọn, sẽ gây nguy hiểm rất lớn đối với người tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông cơ giới khi cán phải.
Do đó, căn cứ tính chất, mức độ vi phạm của hành vi rải đinh trên đường bộ mà người thực hiện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 23 tháng 11 là ngày gì? Ngày 23 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 23 tháng 11 là ngày bao nhiêu âm 2024?
- Lời chúc cô 20 11 cảm động, ý nghĩa mới nhất năm 2024?
- Đề xuất cán bộ không đủ tuổi tái cử, tự nguyện nghỉ hưu sớm không trừ tiền lương hưu?
- Điểm cực Nam của nước ta nằm ở tỉnh nào? Tỉnh Cà Mau có diện tích tự nhiên là bao nhiêu?
- Chở trẻ em trên xe ô tô không có thiết bị an toàn có thể bị phạt 1 triệu đồng?