Yêu cầu chung về việc công nhận lưu hành và tự công bố lưu hành giống cây trồng theo Luật Trồng trọt 2018
Ngày 19/11/2018 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, tại kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 (gọi tắt là Luật Trồng trọt 2018).
Luật Trồng trọt 2018 quy định về hoạt động trồng trọt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động trồng trọt; quản lý nhà nước về trồng trọt.
Theo quy định tại Điều 13 Luật Trồng trọt 2018 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2020) thì yêu cầu chung về việc công nhận lưu hành và tự công bố lưu hành giống cây trồng được quy định cụ thể như sau:
- Giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính chỉ được phép sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu sau khi được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng quy định tại Điều 15 của Luật Trồng trọt 2018 hoặc cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng quy định tại Điều 16 của Luật Trồng trọt 2018, trừ trường hợp phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, triển lãm, trao đổi quốc tế hoặc sản xuất hạt lai để xuất khẩu.
- Giống cây trồng không thuộc loài cây trồng chính chỉ được phép sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu khi tổ chức, cá nhân tự công bố lưu hành giống cây trồng theo quy định tại Điều 17 của Luật Trồng trọt 2018, trừ trường hợp phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế và sản xuất hạt lai để xuất khẩu. Trường hợp tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng thì thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật Trồng trọt 2018 hoặc cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng thì thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Luật Trồng trọt 2018.
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có văn phòng đại diện, chi nhánh công ty hoạt động trong lĩnh vực giống cây trồng tại Việt Nam có quyền đứng tên đăng ký cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành giống cây trồng.
- Việc cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng được thực hiện đồng thời với việc cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng khi tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký công nhận lưu hành giống cây trồng đề nghị và đáp ứng các điều kiện về bảo hộ giống cây trồng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính phải được khảo nghiệm do tổ chức khảo nghiệm độc lập được công nhận đủ điều kiện (sau đây gọi là tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng) thực hiện trước khi cấp hoặc gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng, trừ trường hợp giống cây trồng được cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng quy định tại Điều 16 của Luật Trồng trọt 2018.
Giống cây cảnh thuộc loài cây trồng chính không phải thực hiện khảo nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật Trồng trọt 2018.
- Trong từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, sửa đổi, bổ sung Danh mục loài cây trồng chính.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?