Đăng ký tạm trú ở nhiều nơi thì có được hay không?
Theo quy định tại Luật Cư trú 2006 thì nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Trong đó:
- Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
- Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
- Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
Tại Khoản 4 Điều 4 Luật Cư trú 2006 có quy định:
"Điều 4. Nguyên tắc cư trú và quản lý cư trú
...
4. Mọi thay đổi về cư trú phải được đăng ký; mỗi người chỉ được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại một nơi."
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì mọi thay đổi về cư trú phải được đăng ký, mỗi người chỉ được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại một nơi.
Đồng nghĩa, mỗi người không được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú từ hai nơi trở lên.
Do đó: Đối với trường hợp mà bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn đã đăng ký tạm trú tại phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TPHCM thì không được đăng ký tạm trú tại một nơi khác, trừ trường hợp bạn không còn tạm trú tại phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TPHCM nữa.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- Chuyển mục đích đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp có cần phải làm thủ tục xin chuyển mục đích không?