Chức danh Kiểm tra viên được quy định như thế nào?
Chức danh Kiểm tra viên được quy định tại Điều 90 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 với nội dung như sau:
- Kiểm tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
- Kiểm tra viên có các ngạch sau đây:
+ Kiểm tra viên;
+ Kiểm tra viên chính;
+ Kiểm tra viên cao cấp.
- Tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch Kiểm tra viên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Kiểm tra viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
+ Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc;
+ Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng.
- Kiểm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Kiểm sát viên và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là nội dung trả lời về quy định chức danh Kiểm tra viên. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về vấn đề này tại Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?