Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc được quy định như thế nào?
Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc được quy định tại Điều 27 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 với nội dung như sau:
- Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; chia, tách tổ chức tôn giáo trực thuộc thành nhiều tổ chức tôn giáo trực thuộc mới; sáp nhập tổ chức tôn giáo trực thuộc vào một tổ chức tôn giáo trực thuộc khác; hợp nhất các tổ chức tôn giáo trực thuộc thành một tổ chức tôn giáo trực thuộc mới.
- Sau khi chia, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị chia chấm dứt tồn tại; quyền, nghĩa vụ của tổ chức tôn giáo trực thuộc bị chia được chuyển giao cho các tổ chức tôn giáo trực thuộc mới.
- Sau khi tách, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị tách và tổ chức tôn giáo trực thuộc được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình phù hợp với mục đích hoạt động.
- Sau khi sáp nhập, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ của tổ chức tôn giáo trực thuộc bị sáp nhập được chuyển giao cho tổ chức tôn giáo trực thuộc mà tổ chức đó được sáp nhập vào.
- Sau khi hợp nhất, các tổ chức tôn giáo trực thuộc cũ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm tổ chức tôn giáo trực thuộc mới được thành lập; quyền và nghĩa vụ của tổ chức tôn giáo trực thuộc cũ được chuyển giao cho tổ chức tôn giáo trực thuộc mới.
Trên đây là nội dung trả lời về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về vấn đề này tại Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Biển Việt Nam mới nhất hiện nay?
- Xe máy chạy quá tốc độ 5 10kmh phạt bao nhiêu năm 2025?
- Tổng hợp Link tra cứu mã số thuế cá nhân online nhanh nhất 2025?
- Tổng hợp 107 hành vi vi phạm giao thông trên địa bàn Hà Nội đề xuất nâng mức tiền phạt?
- 08 hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ đấu tranh chống tham nhũng 2025?