Quy trình xem xét tiếp nhận công chức không qua thi tuyển vào công chức

Trong một số trường hợp nhất định thì người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được tiếp nhận không qua thi tuyển vào công chức. Vậy nếu áp dụng các trường hợp này để tiếp nhận công chức thì quy trình tiếp nhận sẽ được thực hiện như thế nào? Văn bản mới nhất quy định về vấn đề này?

Theo quy định tại Khoản 11 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2019) thì quy trình xem xét tiếp nhận công chức không qua thi tuyển vào công chức được thực hiện như sau:

- Khi tiếp nhận vào công chức đối với các trường hợp tiếp nhận công chức không qua thi tuyển vào công chức, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch. Hội đồng kiểm tra, sát hạch có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:

Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức;

Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan quản lý công chức;

Một Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là công chức của bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan quản lý công chức;

Các Ủy viên khác là đại diện một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến vị trí tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra, sát hạch:

Kiểm tra về các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ của người được đề nghị tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;

Sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận. Hình thức và nội dung sát hạch do Hội đồng kiểm tra, sát hạch căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, báo cáo người đứng đầu cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định trước khi tổ chức sát hạch;

Hội đồng kiểm tra, sát hạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Trường hợp số ý kiến bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng kiểm tra, sát hạch. Hội đồng kiểm tra, sát hạch tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

- Khi tiếp nhận vào công chức đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 Nghị định 24/2010/NĐ-CP, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Đối tượng xét tuyển công chức
Hỏi đáp mới nhất về Đối tượng xét tuyển công chức
Hỏi đáp pháp luật
Quy trình xem xét tiếp nhận công chức không qua thi tuyển vào công chức
Hỏi đáp pháp luật
Các trường hợp tiếp nhận công chức không qua thi tuyển vào công chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào được xét tuyển công chức năm 2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đối tượng xét tuyển công chức
Thư Viện Pháp Luật
268 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đối tượng xét tuyển công chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào