Thời gian tham gia tố tụng hình sự giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý bao gồm những thời gian nào?
Thời gian tham gia tố tụng hình sự giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý bao gồm những thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 18/2013/TT-BTP hướng dẫn cách tính thời gian thực hiện và thủ tục thanh toán chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành vàu được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 05/2017/TT-BTP, cụ thể như sau:
- Thời gian gặp gỡ người bị buộc tội tại Trại tạm giam, Nhà tạm giữ do cán bộ Trại tạm giam, Nhà tạm giữ xác nhận; trường hợp bị can, bị cáo tại ngoại thì thời gian gặp do bị can, bị cáo xác nhận hoặc người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo xác nhận;
- Thời gian tham gia hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng với Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên do Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên hỏi cung hoặc lấy lời khai xác nhận;
- Thời gian gặp gỡ, làm việc với người thân thích của người bị buộc tội; thời gian gặp gỡ, làm việc với người bị hại hoặc người thân thích của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng và những người tham gia tố tụng khác do những người này xác nhận;
- Thời gian gặp gỡ, làm việc với người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng theo các giai đoạn tố tụng do người trực tiếp làm việc xác nhận;
- Thời gian tham gia các hoạt động tố tụng khác (đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm hiện trường,..) cùng với Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên do Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên xác nhận;
- Thời gian nghiên cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng theo các giai đoạn tố tụng do người tiến hành tố tụng được phân công giải quyết vụ án xác nhận;
- Thời gian xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu, đồ vật, chứng cứ cần thiết liên quan đến việc bào chữa, bảo vệ do cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi người thực hiện trợ giúp pháp lý đến xác minh, thu thập chứng cứ xác nhận; thời gian chuẩn bị luận cứ bào chữa, bảo vệ do Trung tâm hoặc Chi nhánh xác nhận trên cơ sở đề xuất của người thực hiện trợ giúp pháp lý và phù hợp với nội dung, tính chất của vụ việc;
- Thời gian tham gia phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hoặc Thư ký phiên tòa xác nhận;
- Thời gian thực hiện các công việc cần thiết liên quan đến thủ tục kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm, thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm do người được trợ giúp pháp lý xác nhận hoặc do Trung tâm hoặc Chi nhánh xác nhận trên cơ sở đề xuất của người thực hiện trợ giúp pháp lý và phù hợp với nội dung, tính chất của vụ việc;
- Thời gian thực hiện các công việc cần thiết khác trong quá trình thực hiện vụ việc để phục vụ việc bào chữa, bảo vệ do Trung tâm hoặc Chi nhánh xác nhận trên cơ sở đề xuất của người thực hiện trợ giúp pháp lý và phù hợp với nội dung, tính chất của vụ việc.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?