Quy định khám người theo thủ tục hành chính
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành có quy định về thủ tục khám người theo thủ tục hành chính như sau:
1- Cơ quan có thẩm quyền chỉ được tiến hành khám người theo thủ tục hành chính khi có căn cứ để nhận định người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính.
2- Chỉ những người quy định tại khoản 2 Điều 23 của Pháp lệnh này mới được quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
3- Trước khi tiến hành khám người, người khám phải thông báo quyết định cho người bị khám biết và yêu cầu họ đưa ra đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính đang cất giấu để điều tra. Nếu người bị khám từ chối thì tiến hành khám bắt buộc.
4- Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
5- Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân, Bộ đội biên phòng, nhân viên Kiểm lâm, Hải quan, người chỉ huy máy bay, tàu biển được phép khám người theo thủ tục hành chính, nếu có căn cứ khẳng định người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính và sau đó phải báo ngay cho thủ trưởng đơn vị.
6- Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản và phải giao cho người bị khám một bản.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển xe máy chuyên dùng từ 01/01/2025?
- Bài phát biểu 20 11 của học sinh - Ngày Nhà giáo Việt Nam 2024?
- Ngày 22 tháng 11 là ngày gì? Ngày 22 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 22 tháng 11 là ngày bao nhiêu âm 2024?
- Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh là gì? Ví dụ về cạnh tranh không lành mạnh?
- TP. HCM: Doanh nghiệp có sử dụng lao động phải hoàn thành gửi báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2024 trước 05/12/2024?