Tiêu chuẩn nghiệp vụ của kỹ thuật viên đánh máy chữ cấp cao trong cơ quan nhà nước
Tiêu chuẩn nghiệp vụ của kỹ thuật viên đánh máy chữ cấp cao trong cơ quan nhà nước được quy định tại Tiêu chuẩn nghiệp vụ của một số chức danh viên chức nhà nước do Bộ trưởng Bộ Lao động ban hành kèm theo Quyết định 21-LĐ/QĐ năm 1983 như sau:
1. Chức trách:
- Đánh máy các tài liệu theo bản thảo gốc, theo máy ghi âm, các loại biểu phức tạp và các văn bản đòi hỏi tính chính xác, tính mỹ thuật cao của Nhà nước như các hiệp định… đánh máy các bản chính để đưa vào máy sao chụp.
- In Rô-nê-ô.
- Theo dõi trạng thái máy chữ, thực hiện chế độ bảo dưỡng định kỳ.
- Giữ gìn bí mật nội dung các tài liệu đánh máy.
2. Phải biết:
- Thông thạo kỹ thuật đánh máy chữ.
- Nắm vững ngữ pháp tiếng Việt, quy tắc chính tả, ngắt câu.
- Sử dụng thành thạo máy in Rô-nê-ô, bảo đảm kỹ thuật cao.
- Trình bày các loại văn bản, biểu số, bản chính dùng cho máy sao chụp có mỹ thuật.
- Đánh máy với tốc độ trên 200 đập trong 1 phút với 1 trang sít dòng không sai quá 1 lỗi.
3. Yêu cầu trình độ nghiệp vụ:
- Tốt nghiệp phổ thông trung học.
- Học lớp đánh máy chữ theo chương trình quy định (phương pháp 10 ngón).
- Thâm niên công tác ở kỹ thuật viên đánh máy chữ cấp II ít nhất là 3 năm.
Trên đây là nội dung quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ của kỹ thuật viên đánh máy chữ cấp cao trong cơ quan nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 21-LĐ/QĐ năm 1983.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?