Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1992
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh được quy định tại Điều 31 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1992, được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 1 Luật Tổ chức Toà án nhân dân sửa đổi 1993, theo đó:
Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn say đây:
- Tổ chức công tác xét xử;
- Chủ toạ các phiên họp của Uỷ ban Thẩm phán;
- Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án cấp dưới theo quy định của pháp luật tố tụng;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Toà, Phó Chánh toà các Toà chuyên trách và các chức vụ khác trong Toà án cấp mình, trừ Phó Chánh án, Thẩm phán;
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm và cán bộ Toà án cấp mình và cấp dưới;
- Báo cáo công tác của các Toà án địa phương trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và với Toà án nhân dân tối cao.
Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?