Tùy tiện đóng dấu mật vào văn bản có bị xử lý không?
Theo quy định tại Thông tư 33/2015/TT-BCA có quy định về xác định độ mật đối với hồ sơ, tài liệu, vật mang bí mật nhà nước như sau:
1. Căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định, người soạn thảo phải đề xuất độ mật của từng văn bản tại tờ trình duyệt ký văn bản; người duyệt ký văn bản có trách nhiệm quyết định việc đóng dấu độ mật (Tuyệt mật, Tối mật, Mật), phạm vi lưu hành, số lượng bản phát hành; văn thư có trách nhiệm đóng các loại con dấu trên theo quyết định của người duyệt ký tài liệu bí mật nhà nước.
2. Vật mang bí mật nhà nước, hồ sơ bí mật nhà nước được xác định và đóng dấu độ mật ở bên ngoài vật mang bí mật nhà nước và bên ngoài bì hồ sơ theo độ mật cao nhất của tài liệu được lưu giữ ở bên trong vật mang bí mật nhà nước, hồ sơ bí mật nhà nước.
Như vậy, văn bản mật thì phải thực hiện việc đóng dấu, quản lý, lưu trữ và áp dụng theo chế độ mật. Việc lạm dụng, tùy tiện đóng dấu mật vào các văn bản thông thường, không chứa nội dung mật của một số cơ quan, đơn vị là trái quy định, ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Theo đó, trường hợp lợi dụng việc đóng dấu mật để đóng vào các văn bản bắt buộc phải công khai nhằm che dấu thông tin hoặc làm trái quy định pháp luật để trục lợi thì sẽ bị xử lý tương ứng với hành vi vi phạm. Thông thường các lĩnh vực kinh tế như quy hoạch, đầu tư xây dựng sẽ thường xảy ra sai phạm liên quan đến hành vi này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 1 ha đất bằng bao nhiêu m2? Người sử dụng đất có các nghĩa vụ chung nào?
- Kịch bản Lễ kết nạp hội viên Cựu chiến binh Việt Nam ngắn gọn 2024?
- Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (02/12/1964 - 02/12/2024)?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Bảng lương của Thống kê viên hiện nay là bao nhiêu?