Tự vệ như thế nào cho đúng?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
=> Như vậy, phòng vệ chính đáng như trên có nói đến sẽ không phải là tội phạm khi:
- Có hành vi xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại thực sự cho các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ.
- Hành vi tấn công phải đang xảy ra hoặc đe doạ xảy ra;
- Hành vi phòng vệ phải nhằm vào chính người đang có hành vi tấn công nhằm mục đích gạt bỏ sự đe doạ, đẩy lùi sự tấn công hoặc tích cực chống lại sự xâm hại, thậm chí có thể gây thiệt hại bằng hoặc lớn hơn cho chính người xâm hại để đảm bảo an toàn cho những lợi ích cần bảo vệ;
- Sự chống trả phải là cần thiết, nghĩa là để vừa đủ ngăn chặn hành vi xâm hại, hạn chế thiệt hại do hành vi xâm hại gây ra và trong hoàn cảnh cụ thể phải dùng đến những phương tiện và phương pháp đó thì mới có thể ngăn chặn, hạn chế được.
Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thống kê tăng giảm Đảng viên theo Hướng dẫn 11?
- Tải Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 200 file Excel cập nhật chi tiết, mới nhất?
- Xem lịch âm tháng 11 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cán bộ hay công chức?
- Danh mục, số lượng phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trang bị chuyên ngành theo Thông tư 55?