Việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức trong phòng chống tham nhũng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 44 Luật phòng, chống tham nhũng 2005 thì những người sau đây phải thực hiện kê khai tài sản:
- Cán bộ từ Phó trưởng phòng của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và tương đương trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Một số cán bộ, công chức tại xã, phường, thị trấn; người làm công tác quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân;
- Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Chính phủ quy định cụ thể những người phải kê khai tài sản quy định tại khoản này.
Theo đó, những người này có nghĩa vụ phải kê khai tài sản, mọi biến động về tài sản thuộc sở hữu của mình và tài sản thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên.
Cùng với đó, tại Điều 45 Luật này cũng có quy định các loại tài sản phải kê khai bao gồm:
- Nhà, quyền sử dụng đất;
- Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và các loại tài sản khác mà giá trị của mỗi loại từ năm mươi triệu đồng trở lên;
- Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
- Thu nhập phải chịu thuế theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung trả lời về việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức trong phòng chống tham nhũng. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật phòng, chống tham nhũng 2005.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?