Chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng tại các huyện nghèo
Hộ nghèo nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng tại các huyện nghèo sẽ được nhận được những chính sách hỗ trợ quy định tại Mục I Phần 2 Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành, cụ thể như sau:
- Hộ gia đình nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên là rừng sản xuất có trữ lượng giàu, trung bình nhưng đóng cửa rừng) được hưởng tiền khoán chăm sóc, bảo vệ rừng 200.000 đồng/ha/năm;
- Được hưởng toàn bộ sản phẩm trên diện tích rừng sản xuất được giao và trồng;
- Được hỗ trợ lần đầu giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng sản xuất từ 02-05 triệu đồng/ha (mức hỗ trợ cụ thể căn cứ giá giống của từng địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định);
- Được trợ cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực (thời gian trợ cấp gạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định, nhưng tối đa không quá 7 năm);
- Được hỗ trợ 05 triệu đồng/ha/hộ để tận dụng tạo đất sản xuất lương thực trong khu vực diện tích nhận khoán chăm sóc, bảo vệ, rừng và đất được giao để trồng rừng sản xuất;
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại nhà nước để trồng rừng sản xuất.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật
- Hồ sơ xin việc có bắt buộc phải công chứng hay không?
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp bị thu hồi trong những trường hợp nào?
- Khi khám sàng lọc tại bệnh viện, trẻ đẻ non hoặc nhẹ cân so với tuổi sẽ được tiêm chủng các loại vắc xin nào?
- Phòng giao dịch ngân hàng thương mại không được thực hiện những gì? Hồ sơ đề nghị chấp thuận đủ điều kiện thành lập phòng giao dịch được quy định như thế nào?
- Mẫu giấy đề nghị giải thể công ty đầu tư chứng khoán theo quy định mới nhất 2023?