Làm gì để không bị phạt khi giấy tờ xe đã thế chấp cho ngân hàng?
Tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP có quy định:
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm như sau:
...
9. Bổ sung Điều 20a như sau:
“Điều 20a. Giữ giấy tờ về tài sản thế chấp
Trong trường hợp tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển hoặc phương tiện giao thông quy định tại Điều 7a Nghị định này thì bên thế chấp giữ bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay, Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam, Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực”."
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì trường hợp tài sản thế chấp là phương tiện giao thông quy định thì bên thế chấp giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
- Đăng ký xe;
- Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới theo quy định;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì giấy chứng nhận đăng ký xe là một loại giấy tờ bắt buộc mà người lái xe phải mang theo khi điều khiển phương tiện giao thông.
Trường hợp, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không mang theo Giấy chứng nhận đăng ký xe sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô không có Giấy đăng ký xe (Khoản 4 Điều 16).
- Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không có Giấy đăng ký xe (Khoản 3 Điều 17);
Tuy nhiên, tại Công văn 8601/VPCP-CN năm 2017 có quy định:
"Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký phương tiện giao thông, kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông để tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông nhằm bảo đảm nghĩa vụ dân sự trong việc thế chấp phương tiện."
Như vậy: Căn cứ quy định trên thì trường hợp bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe đã trong thời gian tổ chức tín dụng giữ do thế chấp thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký phương tiện giao thông, kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực để thay thế.
Do đó: Trường hợp bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe đã bị ngân hàng giữ thì khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải mang theo bản sao chứng thực Giấy đăng ký phương tiện giao thông, kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của ngân hàng còn hiệu lực để không bị xử phạt đối với hành vi không mang theo Giấy chứng nhận đăng ký xe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?