Sẽ được trả lương ra sao khi bị chuyển đi làm công việc khác so với hợp đồng lao động?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Hợp đồng lao động được giao kết trên sự tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực giữa các bên tham gia hợp đồng. Các bên được tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Nội dung hợp đồng lao động phải đảm bảo có những nội dung chủ yếu được quy định tại Điều 23 Bộ luật lao động 2012 (được hướng dẫn cụ thể tại Điều 4 Nghị định 05/2015/NĐ-CP). Trong đó bao gồm nội dung về công việc và địa điểm làm việc cụ thể.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Bộ luật lao động 2012 thì trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.
Tại Khoản 3 Điều Điều 31 Bộ luật lao động 2012 có quy định:
"Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
...
3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định."
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì trường hợp người sử dụng lao động chuyển người lao động đi làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải trả lương cho người lao động theo tiền lương công việc mới.
Trường hợp tiền lương công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc.
Lưu ý: Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Mức lương tối thiểu vùng cụ thể như sau:
+ Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng;
+ Vùng II: 3.530.000 đồng/tháng;
+ Vùng III: 3.090.000 đồng/tháng;
+ Vùng IV: 2.760.000 đồng/tháng;
Bạn căn cứ quy định trên để áp dụng.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?