Ai chịu trách nhiệm khi cây xanh ngã đè người tử vong?
Căn cứ pháp lý: Bộ luật Dân sự 2015; Nghị định 64/2010/NĐ-CP.
Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra: Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.
=> Theo đó, tổ chức, cá nhân khi lưu thông trên đường mà bị thiệt hại bởi cây xanh ngã, gãy đổ thì có thể khởi kiện chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý cây cối để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, ở một số trường hợp thì nạn nhân sẽ không nhận được bồi thường khi là lỗi của chính nạn nhân hoặc là do sự kiện bất khả kháng.
Cụ thể tại Khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định: Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. (Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015)
Để xem có phải là tình huống bất khả kháng không thì phải xem khi có thông tin mưa bão sẽ diễn ra thì công ty cây xanh có thực hiện các biện pháp khắc phục chưa (cắt tỉa nhánh, chặt hạ những cây yếu,..).
Cụ thể là có tuân thủ các quy định về chăm sóc cây xanh đô thị tại Điều 11 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP:
- Việc trồng cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Việc trồng cây xanh đô thị phải bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật, đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây và bảo đảm an toàn; cây mới trồng phải được bảo vệ, chống giữ thân cây chắc chắn, ngay thẳng đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.
- Cây trồng phải được định kỳ chăm sóc, kiểm tra và xác định tình trạng phát triển của cây để có biện pháp theo dõi, bảo vệ và xử lý kịp thời các tác động ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.
- Việc chăm sóc, cắt tỉa cây phải tuân thủ quy trình kỹ thuật đồng thời phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình.
=> Như vậy, để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này, cần xem xét cơ quan quản lý cây xanh đã thực hiện hết trách nhiệm của mình chưa. Trường hợp không thực hiện đúng thì phải chịu trách nhiệm do mình gây ra. Tuy nhiên, mưa, bão, giông lốc dẫn đến rủi ro cho người đi đường, do đó thiệt hại xảy ra không ai muốn khi cây ngã đè chết người. Do đó, để đảm bảo an toàn nên hạn chế ra đường khi có thông báo mưa bão bạn nhé.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Trường hợp nào cho cá nhân thuê đất cần văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Mức lương viên chức loại C hiện nay là bao nhiêu?
- Mẫu thông báo tiệc tất niên công ty kèm file tải về mới nhất năm 2025?
- Tỉnh Vĩnh Long cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km?