Việc giải quyết các phát sinh trong quá trình vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa được quy định như thế nào?

Mọi người hãy trả lời giúp tôi câu hỏi sau đây: Việc giải quyết các phát sinh trong quá trình vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa được quy định như thế nào? Vấn đề này có được văn bản pháp luật nào nói đến hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

Việc giải quyết các phát sinh trong quá trình vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa được quy định tại Điều 10 Thông tư 61/2015/TT-BGTVT quy định về vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành với nội dung như sau:

Trường hợp phát hiện hàng hóa có hiện tượng tự bốc cháy, rò rỉ, đổ vỡ thì người kinh doanh vận tải phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn để bảo vệ người, hàng hóa và phương tiện, kể cả việc phải dỡ bỏ một phần hay toàn bộ hàng hóa; đồng thời phải lập biên bản có xác nhận của người áp tải (nếu có người đi áp tải hàng hóa), chứng nhận của chính quyền địa phương hoặc Cảnh sát giao thông đường thủy hoặc Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc Cảng vụ hàng hải (sau đây gọi chung là Cảng vụ) nơi xảy ra phát sinh và thông báo cho người thuê vận tải biết. Chi phí phát sinh do bên có lỗi chịu trách nhiệm. Nếu các bên không có lỗi hoặc do nguyên nhân bất khả kháng thì chi phí và thiệt hại phát sinh của bên nào do bên đó tự chịu trách nhiệm.

Trường hợp phát hiện hàng hóa không đúng với kê khai của người thuê vận tải:

+ Phát hiện trước khi vận tải: nếu là hàng hóa thuộc loại nguy hiểm, hàng hóa cấm lưu thông thì phải đưa lên bờ và người kinh doanh vận tải phải thông báo cho Cảng vụ hoặc hoặc cơ quan có thẩm quyền biết để xử lý theo quy định của pháp luật. Người thuê vận tải phải chịu trách nhiệm và thanh toán mọi chi phí phát sinh;

+ Phát hiện trên đường vận tải: nếu là hàng hóa thông thường thì người kinh doanh vận tải thông báo cho người thuê vận tải biết và tiếp tục vận tải đến nơi trả hàng, mọi chi phí phát sinh (nếu có) người thuê vận tải phải thanh toán; nếu là hàng hóa thuộc loại nguy hiểm, hàng hóa cấm lưu thông thì người kinh doanh vận tải thông báo cho người thuê vận tải biết để giải quyết; người thuê vận tải phải thanh toán các chi phí và tổn thất phát sinh cho người kinh doanh vận tải và phải chịu mọi chi phí khác do vận chuyển hàng nguy hiểm gây ra, đồng thời người kinh doanh vận tải thông báo cho Cảng vụ hoặc cơ quan có thẩm quyền tại cảng, bến nơi đến biết để xử lý theo quy định của pháp luật.

Phương tiện vận tải bị trưng dụng do lệnh của cơ quan có thẩm quyền thì thuyền trưởng, người lái phương tiện phải thông báo cho người kinh doanh vận tải, người thuê vận tải biết để phối hợp thực hiện. Những phát sinh do phương tiện bị trưng dụng được giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trên đây là nội dung trả lời về việc giải quyết các phát sinh trong quá trình vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 61/2015/TT-BGTVT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
239 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào