Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan quản lý thị trường
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan quản lý thị trường được quy định tại Điều 33 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 như sau:
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng và tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hại.
3. Chi Cục trưởng Chi cục quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoa phẩm độc hại.
4. Cục trưởng Cục quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hại.
Trên đây là nội dung quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan quản lý thị trường. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét kiểm soát đặc biệt khi có tỷ lệ an toàn vốn là bao nhiêu?
- Quy chế hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm là gì? Phải báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm với ai?
- Thỏa thuận với hàng xóm dành một phần đất làm lối đi qua thì có phải đăng ký không?
- 09 nhóm doanh nghiệp Tổng Cục thuế tập trung thanh tra, kiểm tra 2025?
- Kết nối viễn thông là gì? Nguyên tắc kết nối viễn thông theo quy định của Luật Viễn thông mới thế nào?