Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thuế theo quy định cũ
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thuế được quy định tại Điều 32 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 như sau:
Trừ trường hợp Luật có quy định khác về mức phạt, những người sau đây có quyền xử phạt:
1. Nhân viên thuế vụ đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000 đồng.
2. Trưởng Trạm thuế, Đội trưởng Đội thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.
3. Chi Cục trưởng Chi cục thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng.
4. Cục trưởng Cục thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Trên đây là nội dung quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thuế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?