Những sự cố an toàn, an ninh thông tin y tế nào được phân loại và xử lý?
Những sự cố an toàn, an ninh thông tin y tế được phân loại và xử lý quy định tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định 4494/QĐ-BYT năm 2015 về Quy trình phản ứng với các sự cố an toàn, an ninh thông tin tại đơn vị trong ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, cụ thể như sau:
- Các truy cập trái phép, hành vi vi phạm tính bảo mật và tính toàn vẹn thông tin, dữ liệu y tế, ứng dụng triển khai trong ngành y tế;
- Mã độc, tấn công từ chối dịch vụ;
- Điểm yếu, lỗ hổng bảo mật của hạ tầng, hệ điều hành, ứng dụng;
- Hệ thống trục trặc nhiều lần hoặc quá tải gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống;
- Các trục trặc của phần mềm hay phần cứng không khắc phục được gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống;
- Mất thiết bị, phương tiện công nghệ thông tin;
- Không tuân thủ chính sách an toàn thông tin hoặc các chỉ dẫn bắt buộc của đơn vị hoặc hành vi vi phạm an ninh vật lý;
- Các sự cố liên quan tới các thảm họa thiên nhiên như núi lửa, động đất, lũ lụt, sấm sét;
- Các sự cố khác gây gián đoạn, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?