Điều kiện thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính mới nhất
Theo quy định mới nhất hiện nay thì tổ chức hành chính là tổ chức được giao chức năng tham mưu giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoặc tham mưu về công tác quản trị nội bộ của cơ quan, tổ chức và được thành lập theo quy định của pháp luật.
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện tương ứng của pháp luật, cụ thể như sau:
1. Điều kiện thành lập tổ chức hành chính
Theo đó, Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 158/2018/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ 10/01/2019) thì các tổ chức hành chính được thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có cơ sở pháp lý;
- Đáp ứng các tiêu chí thành lập theo quy định của pháp luật;
- Có phạm vi, đối tượng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực hoặc lĩnh vực quản lý nội bộ của tổ chức hành chính;
- Có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức hành chính khác;
- Loại hình và quy mô tổ chức hành chính được thành lập phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.
2. Điều kiện tổ chức lại tổ chức hành chính
Theo đó, Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 158/2018/NĐ-CP thì các tổ chức hành chính được tổ chức lại trong các trường hợp sau:
- Tổ chức hành chính được tổ chức lại khi có sự điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, phạm vi, đối tượng quản lý theo quy định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền;
- Tổ chức hành chính được tổ chức lại khi hoạt động không hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền quản lý.
Việc tổ chức lại để hình thành tổ chức hành chính mới phải đáp ứng các tiêu chí, điều kiện thành lập tổ chức hành chính nêu trên.
3. Điều kiện giải thể tổ chức hành chính
Theo đó, Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định 158/2018/NĐ-CP thì các tổ chức hành chính được giải thể trong trường hợp tổ chức đó không còn chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng quản lý.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?