Hình thức tổ chức thi đua, phát động thi đua của kiểm toán nhà nước
Hình thức tổ chức thi đua, phát động thi đua của kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 4 Quy chế Thi đua - Khen thưởng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2211/QĐ-KTNN năm 2018 như sau:
1. Hình thức tổ chức thi đua
a) Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của đơn vị. Đối tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong cùng một đơn vị hoặc giữa các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc tương đồng nhau.
Việc tổ chức phong trào thi đua thường xuyên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể và được triển khai thực hiện tại đơn vị hoặc theo khối, cụm thi đua để phát động phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua. Kết thúc năm công tác, thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, trưởng các khối, cụm thi đua tiến hành tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua.
b) Thi đua theo chuyên đề (hoặc theo đợt) là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong khoảng thời gian nhất định hoặc tổ chức thi đua để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của ngành, của đơn vị. Ngành, đơn vị chỉ phát động thi đua theo chuyên đề (hoặc theo đợt) khi đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung, giải pháp và thời gian.
- Thi đua theo chuyên đề tổ chức trong phạm vi ngành, đơn vị, khi tiến hành sơ kết, tổng kết,lãnh đạo ngành, đơn vị thực hiện việc khen thưởng theo thẩm quyền. Trường hợp tổ chức trong phạm vi toàn ngành, khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua từ 03 năm trở lên, lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét tặng Bằng khen; từ 05 năm trở lên lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc đề nghị Chủ tịch nước xét tặng "Huân chương Lao động" hạng ba.
- Khi tổ chức phong trào thi đua theo chuyên đề có phạm vi trong ngành và có thời gian từ 03 năm trở lên, KTNN gửi kế hoạch tổ chức phát động phong trào thi đua về Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương để theo dõi, tổng hợp và hướng dẫn xét khen thưởng.
2. Phát động thi đua
- Tổng KTNN tổ chức phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong toàn ngành.
- Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc KTNN phát động, tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi đơn vị mình quản lý.
- Các tổ chức đoàn thể phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trong quá trình tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua ở các đơn vị, đảm bảo cho phong trào thi đua đạt hiệu quả cao.
3. Không đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước (Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương) cho các tập thể hoặc cá nhân khi ngành tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện luật, pháp lệnh, nghị định hoặc phục vụ hội nghị, hội thảo, diễn đàn…Trừ Hội nghị cấp Bộ trưởng do một lãnh đạo cấp Nhà nước làm Trưởng.
Trên đây là nội dung quy định về hình thức tổ chức thi đua, phát động thi đua của kiểm toán nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 2211/QĐ-KTNN năm 2018.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?