Các trường hợp đăng ký nào không làm thay đổi thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm?
Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm không làm thay đổi thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm, cụ thể như sau:
- Trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai hoặc chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở do nhà ở hình thành trong tương lai đã được hình thành theo quy định của Luật nhà ở, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở;
- Rút bớt, bổ sung hoặc thay thế bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm theo thỏa thuận của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; thay đổi tên hoặc thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm do tổ chức lại doanh nghiệp;
- Rút bớt tài sản bảo đảm;
- Bổ sung tài sản bảo đảm mà các bên không ký kết hợp đồng bảo đảm mới;
- Yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đã kê khai trong phiếu yêu cầu đăng ký;
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân cho công ty vay tiền không tính lãi có bị ấn định thuế không?
- Quy định về thanh toán tiền điện trong hợp đồng mua bán điện năm 2025?
- Công văn 545: Không gây áp lực học thêm cho học sinh thi vào lớp 10?
- Tải Phụ lục Nghị định 15/2025/NĐ-CP về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt?
- Ngày nào là ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ?