Lao động nữ trong những ngày hành kinh được nghỉ tính vào thời giờ làm việc bao lâu trong một ngày?

Ban biên tập hãy giúp tôi giải đáp các thắc mắc sau đây: Lao động nữ trong những ngày hành kinh được nghỉ tính vào thời giờ làm việc bao lâu trong một ngày? Ngoài thời gian hành kinh của lao động nữ ra thì pháp luật nước ta còn có quy định về những thời giờ nào không làm việc mà được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương nữa hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

Về vấn đề này của bạn thì tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động dó Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định như sau:

"Điều 3. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương

...........

5. Nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh."

Như vậy, theo quy định này thì trong những ngày hành kinh, lao động nữ sẽ được nghỉ tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương là 30 phút mỗi ngày bạn nhé.

Bên cạnh đó, tại Điều này còn có quy định về thời gian không làm việc nhưng vẫn được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương như sau:

- Nghỉ trong giờ làm việc.

- Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.

- Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.

- Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

- Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.

- Thời giờ học tập, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.

- Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.

- Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập cán bộ công đoàn không chuyên trách theo quy định của pháp luật về công đoàn.

- Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu.

Trên đây là nội dung trả lời về thời giờ nghỉ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương của lao động nữ trong những ngày hành kinh. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị định 45/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thời giờ làm việc bình thường
Hỏi đáp mới nhất về Thời giờ làm việc bình thường
Hỏi đáp Pháp luật
Có giới hạn thời gian làm việc của tài xế lái xe ô tô không? Tài xế lái xe ô tô điều khiển quá thời gian quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp pháp luật
Yêu cầu người lao động làm việc 9 giờ/ngày thì bị xử phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi không rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu có vi phạm pháp luật không?
Hỏi đáp pháp luật
Thời giờ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
Hỏi đáp pháp luật
Quy định thời giờ làm việc
Hỏi đáp pháp luật
Thời giờ làm việc
Hỏi đáp pháp luật
Thời giờ làm việc đối với người lao động cao tuổi
Hỏi đáp pháp luật
Giải đáp thắc mắc về thời giờ làm việc
Hỏi đáp pháp luật
Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi của người làm hợp đồng không trọn ngày, không trọn tuần
Hỏi đáp pháp luật
Thời giờ làm việc tiêu chuẩn
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thời giờ làm việc bình thường
Thư Viện Pháp Luật
329 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thời giờ làm việc bình thường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thời giờ làm việc bình thường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào