Trường hợp nào được nghỉ dưỡng sức sau sinh?
- Theo quy định tại Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Điều 17 Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22-12-2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Theo khoản 10 Mục II Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30-1-2007 của Bộ LĐ-TB&XH về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung theo Thông tư số: 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23-9-2008 của Bộ LĐ-TB&XH quy định trong khoảng thời gian 60 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật BHXH mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 17 Nghị định 152/2006/NĐ-CP: số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, nếu sinh con bằng phẫu thuật nghỉ tối đa 7 ngày (sinh thường là 5 ngày). Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định: một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung (nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình) và 40% nếu nghỉ tại cơ sở tập trung.
Căn cứ theo quy định trên, đối với trường hợp của bạn, sau thời gian bạn hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà sức khỏe của bạn còn yếu, thì bạn được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh và hưởng chế độ trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định nêu trên.
Còn việc bộ phận nhận sự công ty trả lời với bạn là do công ty thiếu tiền bảo hiểm ngay thời điểm bộ phận nhân sự đi nộp giấy tờ nên bên bảo hiểm không nhận hồ sơ để hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh đối với bạn là không đúng với quy định của pháp luật BHXH.
Theo quy định về trình tự thủ tục giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản thì trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ thai sản cho người lao động.
Chiếu theo quy định trên, trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày bạn nộp đầy đủ hồ sơ (Sổ BHXH, Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con, giấy xuất viện sau khi sinh con) cho công ty, thì công ty bạn phải có trách nhiệm giải quyết chi trả chế độ trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi sinh cho bạn.
Trường hợp công ty không giải quyết chi trả chế độ trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh cho bạn, căn cứ Điều 130, 131 Luật BHXH bạn có quyền làm đơn khiếu nại gửi đến Giám đốc công ty để yêu cầu giải quyết. Trường hợp Giám đốc công ty đã giải quyết khiếu nại của bạn, nhưng bạn không đồng ý với quyết định giải quyết hoặc quá thời hạn giải quyết theo quy định mà khiếu nại không được giải quyết, bạn có quyền khởi kiện công ty tại tòa án nơi công ty có trụ sở hoặc khiếu nại tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh để yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho bạn.
Trường hợp bạn khiếu nại tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, nhưng bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết, bạn cũng có quyền đưa đơn khởi kiện công ty đến tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?