Án phí phải chịu trong vụ án liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định ra sao?

Chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Hữu Phương. Hiện tôi đang tìm hiểu quy định của pháp lý về mức án phí phải chịu trong vụ án dân sự. Tôi có thắc mắc sau tôi chưa nắm rõ mong sớm nhận phản hồi. Cụ thể:  Án phí phải chịu trong vụ án liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định ra sao?

 Án phí phải chịu trong vụ án liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, cụ thể như sau:

- Khi các bên đương sự không xác định được phần tài sản của mình hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung, di sản thừa kế đó thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối tài sản chung hoặc trong khối di sản thừa kế. Đối với phần Tòa án bác đơn yêu cầu thì người yêu cầu chia tài sản chung, di sản thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Trường hợp Tòa án xác định tài sản chung, di sản thừa kế mà đương sự yêu cầu chia không phải là tài sản của họ thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch;

- Trường hợp đương sự đề nghị chia tài sản chung, chia di sản thừa kế mà cần xem xét việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản với bên thứ ba từ tài sản chung, di sản thừa kế đó thì:

Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần tài sản họ được chia sau khi trừ đi giá trị tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba; các đương sự phải chịu một phần án phí ngang nhau đối với phần tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba theo quyết định của Tòa án.

Người thứ ba là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập hoặc có yêu cầu nhưng yêu cầu đó được Tòa án chấp nhận thì không phải chịu án phí đối với phần tài sản được nhận.

Người thứ ba có yêu cầu độc lập nhưng yêu cầu đó không được Tòa án chấp nhận phải chịu án phí dân sự có giá ngạch đối với phần yêu cầu không được chấp nhận.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
Hỏi đáp pháp luật
Cha mẹ sẽ bị xử phạt thế nào nếu bỏ rơi con?
Hỏi đáp pháp luật
Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV bị phạt thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV có vi phạm pháp luật không?
Hỏi đáp pháp luật
Cha/mẹ bỏ rơi con có vi phạm pháp luật không?
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi bỏ rơi con đẻ của mình
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi bỏ rơi con có bị pháp luật trừng trị không?
Hỏi đáp pháp luật
Chung sống với chồng người khác sẽ bị phạt tù
Hỏi đáp pháp luật
Ngoại tình thì bị phạt tù mấy năm?
Hỏi đáp pháp luật
Bị đánh thâm tím có thể tố cáo chồng đi tù không?
Hỏi đáp pháp luật
Chồng đánh vợ có phải đi tù không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
Thư Viện Pháp Luật
284 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào