Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong giai đoạn từ năm 1990 - 1994
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 19 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành như sau:
1- Chiến sĩ Cảnh sát nhân dân, Bộ đội biên phòng, nhân viên Hải quan, Kiểm lâm, thuế vụ đang thi hành công vụ được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 20.000 đồng. Việc phạt tiền từ trên 20.000 đồng đến 50.000 đồng phải do thủ trưởng trực tiếp của những người có thẩm quyền quy định quyết định.
2- Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, trưởng công an phường được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 50.000 đồng.
3- Thanh tra viên thực hiện chức năng thanh tra Nhà nước chuyên ngành đang thi hành công vụ được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000 đồng, tước quyền sử dụng một số loại giấy phép và áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này, trừ biện pháp buộc bồi thường thiệt hại.
4- Đội trưởng đội quản lý thị trường được phạt cảnh cáo, tước giấy phép kinh doanh, phạt tiền đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh, thương nghiệp.
5- Trưởng phòng thuế, trưởng và phó trưởng công an cấp huyện, trưởng phòng nghiệp vụ của cơ quan công an cấp tỉnh, hạt trưởng hạt kiểm lâm, thủ trưởng đơn vị hải quan, chỉ huy đơn vị bộ đội biên phòng được áp dụng tất cả các hình thức phạt và biện pháp cưỡng chế khác quy định tại Pháp lệnh này và phạt đến 200.000 đồng.
6- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện và cấp tương đương được áp dụng tất cả các hình thức phạt và biện pháp hành chính khác quy định tại Pháp lệnh này và phạt tiền đến 2.000.000 đồng.
7- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và cấp tương đương được áp dụng tất cả các hình thức phạt và biện pháp hành chính trong phạm vi Pháp lệnh này quy định.
8- Toà án nhân dân các cấp xử phạt các vi phạm hành chính cản trở hoạt động xét xử, thi hành án.
9- Trọng tài kinh tế các cấp xử phạt vi phạm hành chính đối với người ký kết hợp đồng kinh tế mà Trọng tài kinh tế kết luận là vô hiệu toàn bộ và người cố ý thực hiện hợp đồng đã bị coi là vô hiệu toàn bộ.
Trên đây là nội dung quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?