Những người giữ các chức vụ nào sẽ được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 thì Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
- Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
- Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;
- Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
Tại quy định này còn có quy định về trình tự lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội theo như sau:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm;
- Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín;
- Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội thông qua nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
Theo đó, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá tín nhiệm thấp thì có thể xin từ chức. Cùng với đó, người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá tín nhiệm thấp thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.
Trên đây là nội dung trả lời về những chức danh được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ lễ 2025 - Lịch Vạn niên 2025 cập nhật chi tiết nhất?
- Ngày 11 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Người lao động nghỉ hằng năm trong ngày 11 tháng 2 âm lịch được ứng lương bao nhiêu?
- Ngày tốt khai trương theo tuổi năm Ất Tỵ 2025? Chương trình khuyến mại ngày khai trương phải được thực hiện thế nào?
- Cúng Thần Tài theo giờ hoàng đạo mùng 10 tết 2025 vào giờ nào tốt nhất?
- Thời hạn thuê đất công ích theo Luật Đất đai 2024 là bao lâu?