Trách nhiệm của Tổng Kiểm toán Nhà nước
Trách nhiệm của Tổng Kiểm toán Nhà nước được quy định tại Điều 18 Luật Kiểm toán Nhà nước 2005, theo đó:
1. Lãnh đạo và chỉ đạo Kiểm toán Nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trình bày báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước trước Quốc hội; trình bày báo cáo kiểm toán năm của Kiểm toán Nhà nước trước Quốc hội khi Quốc hội yêu cầu.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
4. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động kiểm toán nhà nước; chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Kiểm toán Nhà nước.
5. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
6. Trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định biên chế và việc thành lập, sáp nhập, giải thể đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
7. Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm tính độc lập trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
8. Xem xét, giải quyết kiến nghị về báo cáo kiểm toán.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn về trách nhiệm của Tổng Kiểm toán Nhà nước theo Luật Kiểm toán Nhà nước 2005. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Giấy chứng nhận đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ bị thu hồi trong trường hợp nào?
- Từ/10/01/2025, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú là các giấy tờ nào?
- Xóa án tích có cần làm đơn không?
- Tỉnh Nam Định có bao nhiêu thành phố và huyện? Tỉnh Nam Định giáp tỉnh nào?