Người có hành vi tham nhũng bị xử lý như thế nào theo quy định cũ?
Việc xử lý người có hành vi tham nhũng được quy định từ Điều 21 đến Điều 24 Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1988 như sau:
Điều 21 (Điều này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Chống tham nhũng năm 2000)
Người nào có một trong các hành vi tham nhũng quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh này mà cấu thành tội phạm quy định tại các điều 278, 279, 280, 281, 282, 283 và 284 của Bộ luật hình sự thì bị xử lý theo Bộ luật hình sự.
Điều 22
Người có hành vi tham nhũng nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, giá trị tài sản tham nhũng, mức độ thiệt hại và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ quy định tại Điều 23 của Pháp lệnh này mà bị xử lý bằng một trong các hình thức kỷ luật sau đây :
1. Khiển trách;
2. Cảnh cáo;
3. Hạ bậc lương;
4. Hạ ngạch;
5. Cách chức, bãi nhiệm;
6. Buộc thôi việc.
Điều 23
1. Các tình tiết tăng nặng để xem xét áp dụng hình thức kỷ luật đối với người có hành vi tham nhũng :
a) Dùng thủ đoạn xảo quyệt che giấu hành vi vi phạm của mình;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng của mình;
c) Không chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc nộp lại tài sản tham nhũng hoặc bồi thường thiệt hại do hành vi tham nhũng của mình gây ra.
2. Các tình tiết giảm nhẹ để xem xét áp dụng hình thức kỷ luật đối với người có hành vi tham nhũng :
a) Chủ động khai báo hành vi tham nhũng trước khi bị phát hiện;
b) Tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi tham nhũng của mình gây ra;
c) Tự giác nộp lại tài sản tham nhũng, bồi thường thiệt hại do hành vi tham nhũng của mình gây ra.
Điều 24
Người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, bãi nhiệm thì bị chuyển công tác khác không liên quan đến công việc dễ xảy ra tham nhũng.
Người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc, thì không được tiếp nhận làm cán bộ, công chức trong thời gian từ ba năm đến năm năm, kể từ ngày có quyết định kỷ luật.
Người có hành vi tham nhũng là thành viên của cơ quan, tổ chức có điều lệ hoặc quy chế riêng thì ngoài việc bị xử lý kỷ luật theo quy định của Pháp lệnh này, còn bị xử lý theo điều lệ hoặc quy chế của cơ quan, tổ chức đó.
Người có hành vi tham nhũng làm việc theo chế độ hợp đồng lao động thì bị xử lý theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Trên đây là nội dung quy định về việc xử lý đối với người có hành vi tham nhũng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1988.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Mẫu bảng thống kê phân loại thửa đất và hướng dẫn cách ghi theo Thông tư 25?
- Đại hội thành viên bất thường của Hợp tác xã được triệu tập trong trường hợp nào?
- Trường hợp nào cho cá nhân thuê đất cần văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Mức lương viên chức loại C hiện nay là bao nhiêu?