Trình tự kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất trước và sau khi cấp C/O

Theo quy đinh mới nhất được ban hành, trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất trước và sau khi cấp C/O thì trình tự thực hiện cụ thể như thế nào?

Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 39/2018/TT-BCT quy định về kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu (Có hiệu lực thi hành từ 14/12/2018) thì trình tự kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất trước và sau khi cấp C/O được thực hiện theo trình tự sau đây:

1. Trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất được thực hiện theo trình tự sau:

- Cơ quan, tổ chức cấp C/O ban hành quyết định thành lập tổ công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất sau khi thống nhất với cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu. Quyết định thành lập tổ công tác bao gồm các nội dung cơ bản như thành phần tổ công tác, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ công tác, thương nhân thuộc diện kiểm tra, xác minh và thời gian kiểm tra, xác minh.

- Cơ quan,tổ chức cấp C/O thông báo cho thương nhân bằng văn bản hoặc theo hình thức thư điện tử về thời gian kiểm tra, xác minh, nội dung cần chuẩn bị phục vụ công tác kiểm tra, xác minh chậm nhất 7 ngày làm việc trước ngày thực hiện kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất.

- Tổ công tác và cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất theo thời gian kiểm tra, xác minh đã thông báo và lập biên bản dựa trên ý kiến của các bên liên quan sau khi kết thúc đợt kiểm tra, xác minh.

- Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu về kết quả xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất, cơ quan, tổ chức cấp C/O gửi thông báo này bằng văn bản cho Bộ Công Thương và thương nhân liên quan.

2. Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước tiến hành kiểm tra, xác minh, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa, việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất theo xác suất, định kỳ hoặc khi có lý do nghi ngờ gian lận xuất xứ được thực hiện theo trình tự sau:

- Cơ quan, tổ chức cấp C/O ban hành quyết định thành lập tổ công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất. Quyết định thành lập tổ công tác bao gồm các nội dung cơ bản như thành phần tổ công tác, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ công tác, thương nhân thuộc diện kiểm tra, xác minh và thời gian kiểm tra, xác minh.

- Cơ quan,tổ chức cấp C/O thông báo cho thương nhân bằng văn bản hoặc theo hình thức thư điện tử về thời gian kiểm tra, xác minh,nội dung cần chuẩn bị phục vụ công tác kiểm tra, xác minh:

+ Chậm nhất 3 ngày làm việc trước ngày thực hiện kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất đối với trường hợp nghi ngờ trước khi cấp C/O nêu tại điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư này. Thời gian kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất không tính vào thời gian xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp C/O tại cơ quan, tổ chức cấp C/O;

+ Chậm nhất 7 ngày làm việc trước ngày thực hiện kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất đối với trường hợp sau khi cấp C/O nêu tại điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư 39/2018/TT-BCT.

- Tổ công tác tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất theo thời gian kiểm tra, xác minh đã thông báo và lập biên bản sau khi kết thúc đợt kiểm tra, xác minh.

- Cơ quan, tổ chức cấp C/O thông báo cho thương nhân bằng văn bản hoặc theo hình thức thư điện tử về kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất:

+ Chậm nhất 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, xác minh đối với trường hợp nghi ngờ trước khi cấp C/O nêu tại điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư 39/2018/TT-BCT;

+ Chậm nhất 7 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, xác minh đối với trường hợp sau khi cấp C/O nêu tại điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư 39/2018/TT-BCT.

3. Trường hợp nhận được đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu hoặc cơ quan chức năng khác trong nước về việc kiểm tra,xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất, cơ quan, tổ chức cấp C/O báo cáo Bộ Công Thươngđể phối hợp xử lý.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Xuất xứ hàng hóa
Hỏi đáp mới nhất về Xuất xứ hàng hóa
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị thay đổi nơi cấp C/O như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, ai là người có trách nhiệm xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được lưu trữ trong thời hạn tối thiểu bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Như thế nào là hàng hóa có xuất xứ? Hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
C/O là gì? Quy trình khai báo và cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách bảng Mã số Mã vạch các nước trên thế giới cập nhật mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bán thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng kê khai chi phí sản xuất khi xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xuất xứ hàng hóa
Thư Viện Pháp Luật
189 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Xuất xứ hàng hóa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào