Thời hạn của thị thực trước năm 2000

Trước năm 2000 thì thời hạn của thị thực được quy định như thế nào? Vì gặp khó khăn trong việc tra cứu các văn bản cũ nên tôi mong Ban biên tập có thể dành chút thời gian để hỗ trợ giúp tôi thắc mắc này. Xin chân thành cảm ơn Quốc Khải (090***)

Trong giai đoạn trước năm 2000 thì thời hạn của thị thực được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam năm 1992 do Hội đồng Nhà nước ban hành như sau:

1- Thị thực của Việt Nam gồm các loại sau đây:

a) Thị thực nhập cảnh;

b) Thị thực xuất cảnh;

c) Thị thực nhập - xuất cảnh;

d) Thị thực xuất - nhập cảnh;

e) Thị thực quá cảnh.

2- Thị thực có giá trị một lần. Hội đồng bộ trưởng có thể quy định những trường hợp thị thực nhập - xuất cảnh, thị thực xuất - nhập cảnh có giá trị nhiều lần.

3- Hội đồng bộ trưởng quy định thời hạn của từng loại thị thực; thủ tục gia hạn, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ thị thực.

Nội dung Khoản 3 về thời hạn được hướng dẫn từ Điều 4 đến Điều 7 Nghị định 4-CP năm 1993 như sau:

Điều 4.

1. Thị thực nhập cảnh, thị thực xuất cảnh, thị thực nhập - xuất cảnh, thị thực xuất - nhập cảnh của Việt Nam có thời hạn không quá 3 tháng (90 ngày) và có thể được ra hạn từng 3 tháng một, phù hợp với với mục đích nhập cảnh, xuất cảnh của từng trường hợp cụ thể.

Trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam thực hiện dự án đầu tư hoặc thực hiện các hợp đồng hợp tác về kinh tế, văn hoá, kỹ thuật, thì được xét cấp thị thực nhập - xuất cảnh hoặc thị thực xuất - nhập cảnh có thời hạn đến 1 năm ( 12 tháng) và có thể được gia hạn từng năm một, phù hợp với thời hạn hợp đồng, hợp tác tại Việt Nam.

Đối với cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế ở Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài, người nước ngoài đến Việt nam học tập, chữa bệnh có yêu cầu ở tại Việt Nam từ 2 năm trở lên thì thời hạn thị thực có thể kéo dài hơn, phù hợp với nhiệm kỳ công tác, thời gian học tập, chữa bệnh của những người đó.

2. Thị thực của Việt Nam có giá trị một lần; trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư, các hợp đồng hợp tác đã ký kết với một bên của Việt Nam, thì được xét cấp thị thực nhập - xuất cảnh hoặc thị thực xuất - nhập cảnh có giá trị nhiều lần trong thời hạn của thị thực đó.

Điều 5.

1. Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam muốn được gia hạn thị thực của Việt Nam phải làm thủ tục tại cơ quan Việt Nam có thẩm quyền nói tại khoản 3 điều này trước khi thị thực hết hạn 3 ngày. Thủ tục cụ thể như sau:

- Làm một đơn xin ra hạn thị thực theo mẫu quy định. Người nước ngoài không phải làm đơn nếu có văn bản của cơ quan Việt Nam hoặc của tổ chức người nước ngoài tại Việt Nam (cơ quan tiếp nhận) đề nghị ra hạn thị thực cho người đó.

- Kèm theo đơn hoặc văn bản nói trên có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và chứng nhận tạm trú tại Việt Nam.

Trường hợp thời hạn thị thực Việt nam hết hạn, nhưng thời hạn tạm trú tại Việt Nam vẫn còn thì không phải làm thủ tục xin ra hạn thị thực.

2. Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam muốn được sửa đổi, bổ xung nội dung ghi trong thị thực của Việt Nam, phải làm thủ tục như xin gia hạn thị thực nói tại khoản 1, điều này.

3. Cơ quan lãnh sự Bộ Ngoại giao xét gai hạn, bổ sung, sửa đổi thị thực đối với những người nước ngoài thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự. Những người nước ngoài khác ngoài diện nêu trên do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Bộ nội vụ xét ra hạn, sửa đổi, bổ xung thị thực.

Điều 6.

- Thẩm quyền quyết định huỷ bỏ thị thực đã cấp cho người nước ngoài quy định tại Điều 5 Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú đi lại của người nước ngoài cư trú tại Việt nam:

- Cục quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Nội vụ xét, quyết định huỷ bỏ các loại thị thực của Việt Nam đã cấp cho người nước ngoài không thuộc đối tượng hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự.

- Bộ ngoại giao xét, quyết định huỷ bỏ các loại thị thực của Việt Nam đã cấp cho những người nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, lãnh sự.

Điều 7.

1. Thủ tục xin cấp, gia hạn, sửa đổi thị thực quá cảnh Vịet Nam áp dụng theo điều 1, điều 2 và điều 5 Nghị định này.

2. Người nước ngoài chỉ được xét cấp thị thực quá cảnh Việt Nam để đến nước khác, nếu nước đó đã đồng ý cho nhập cảnh.

3. Thời hạn của thị thực quá cảnh 1 lần đi qua Việt Nam không quá 15 ngày; trường hợp cả đi và về đều phải quá cảnh Việt Nam thì thời hạn được quy định phù hợp với từng chuyến đi cụ thể.

Trên đây là nội dung quy định về thời hạn của thị thực. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam năm 1992.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
215 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào