Người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm là ai?
Tại Điều 8 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm, đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, sửa chữa sai sót, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm:
- Bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm;
- Bên bán tài sản, bên mua tài sản trong trường hợp chuyển nhượng, mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu (sau đây gọi chung là bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm);
- Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cho người khác vay tài sản nhưng không thực hiện việc đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc người đại diện hợp pháp của các chủ thể này.
Trường hợp thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, thì bên bảo đảm mới, bên nhận bảo đảm mới là người yêu cầu đăng ký.
Nghĩa vụ và trách nhiệm của người yêu cầu đăng ký:
- Người yêu cầu đăng ký phải kê khai đầy đủ, chính xác, đúng sự thật, phù hợp với nội dung của giao dịch bảo đảm đã giao kết và chịu trách nhiệm về thông tin đã kê khai, cung cấp, trong trường hợp gây thiệt hại, thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trên đây là quy định về người yêu cầu đăng ký, nghĩa vụ và trách nhiệm của người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Biển Việt Nam mới nhất hiện nay?
- Xe máy chạy quá tốc độ 5 10kmh phạt bao nhiêu năm 2025?
- Tổng hợp Link tra cứu mã số thuế cá nhân online nhanh nhất 2025?
- Tổng hợp 107 hành vi vi phạm giao thông trên địa bàn Hà Nội đề xuất nâng mức tiền phạt?
- 08 hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ đấu tranh chống tham nhũng 2025?