Công bố thông tin tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 23/2018/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân thì việc công bố thông tin tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân được quy định cụ thể như sau:
1. Sau khi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận nguyên tắc tổ chức lại, quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại phải niêm yết tại trụ sở chính, phòng giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân; trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân; công bố trên đài truyền thanh hoặc đài phát thanh xã nơi đặt trụ sở chính của quỹ tín dụng nhân dân trong 07 ngày làm việc các thông tin sau:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại;
b) Số, ngày văn bản của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về việc chấp thuận nguyên tắc tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân;
c) Vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận nguyên tắc tổ chức lại;
d) Người đại diện theo pháp luật của quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại;
đ) Thông tin dự kiến về quỹ tín dụng nhân dân sau khi tổ chức lại, bao gồm: tên, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật, địa bàn hoạt động.
2. Sau khi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận tổ chức lại, quỹ tín dụng nhân dân sau khi tổ chức lại phải niêm yết tại trụ sở chính, phòng giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân; trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân; công bố trên đài truyền thanh hoặc đài phát thanh xã nơi đặt trụ sở chính của quỹ tín dụng nhân dân trong 03 ngày liên tiếp và đăng trên một tờ báo của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong 03 số liên tiếp các thông tin sau:
a) Tên, địa chỉ đặt trụ sở chính của quỹ tín dụng nhân dân sau khi tổ chức lại;
b) Số, ngày quyết định của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về việc chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân;
c) Số, ngày Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;
d) Nội dung, phạm vi, thời hạn và địa bàn hoạt động; vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân sau khi tổ chức lại;
đ) Người đại diện theo pháp luật của quỹ tín dụng nhân dân sau khi tổ chức lại;
e) Danh sách và tỷ lệ góp vốn tương ứng của từng thành viên tham gia góp vốn tại quỹ tín dụng nhân dân sau khi tổ chức lại;
g) Ngày dự kiến khai trương hoạt động đối với quỹ tín dụng nhân dân hình thành mới;
h) Thông tin chính thức về việc chấm dứt hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân bị chia, quỹ tín dụng nhân dân bị sáp nhập, quỹ tín dụng nhân dân tham gia hợp nhất, bao gồm:
(i) Tên, địa chỉ trụ sở chính;
(ii) Ngày dự kiến chấm dứt hoạt động.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?