Việc thực hiện các biện pháp bảo vệ khẩn cấp khi xảy ra sự cố bức xạ và hạt nhân được quy định như thế nào?
Việc thực hiện các biện pháp bảo vệ khẩn cấp khi xảy ra sự cố bức xạ và hạt nhân được quy định tại Điều 20 Thông tư 25/2014/TT-BKHCN quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành với nội dung như sau:
- Ưu tiên thực hiện tất cả biện pháp thích hợp để cứu người.
- Đối với sự cố hạt nhân, thực hiện các biện pháp bảo vệ khẩn cấp như ẩn náu, sơ tán, phát thuốc KI nhằm giảm liều bức xạ và ngăn ngừa xảy ra các hiệu ứng sinh học tất định; đối với sự cố bức xạ, thực hiện các biện pháp bảo vệ chống bức xạ thích hợp.
- Thay đổi các hành động bảo vệ khẩn cấp phù hợp với diễn biến sự cố dựa trên thông tin có được từ sự cố.
- Chấm dứt hành động bảo vệ khi hành động đó không còn phù hợp.
Trên đây là nội dung trả lời về việc thực hiện các biện pháp bảo vệ khẩn cấp khi xảy ra sự cố bức xạ và hạt nhân. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 25/2014/TT-BKHCN.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Từ 10/01/2025, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là các giấy tờ nào?
- 5 tháng 11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? Xem lịch âm tháng 11 năm 2024?
- Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được ban hành bởi cơ quan nào?
- Lịch thi đấu C1 Champions League 2024 cập nhật mới nhất? Chung kết C1 2024 diễn ra ở đâu?