Tổng hợp các trường hợp cổ đông không được chuyển nhượng cổ phần
Trường hợp cổ đông không được tự do chuyển nhượng cổ phần gồm:
Thứ nhất: Cổ đông sáng lập không được quyền tự chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác trong thời hạn 03 năm. Và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó. (Căn cứ Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014).
Thứ hai: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác. Cổ phần ưu đãi biểu quyết có số phiếu biểu quyết cao hơn so với cổ phần phổ thông, cho nên việc quy định cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần cho người khác là nhằm nâng cao trách nhiệm đối với công ty của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và không làm ảnh hưởng đến cơ cấu quản lý của công ty. (Căn cứ Điều 116 Luật doanh nghiệp 2014).
Thứ ba: Điều lệ công ty quy định các trường hợp cổ đông không được chuyển nhượng cổ phần hoặc hạn chế chuyển nhượng cổ phần của cổ đông. Ngoài 2 trường hợp đã nêu ở trên thì tùy theo ý chí của người sáng lập công ty, Điều lệ công ty có thể quy định các trường hợp khác mà cổ đông không được chuyển nhượng cổ phần của mình. (căn cứ Điều 126 Luật doanh nghiệp 2014).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?